Dịch vụ bảo vệ an ninh trật tự

Bảo vệ an ninh trật tự là gì? Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự? Phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự?

An ninh trật tự là một trong những vấn đề được Nhà nước và xã hội đặt sự quan tâm đặc biệt. Vậy an ninh trật tự là gì? Các phương án bảo vệ an ninh trật tự được quy định như thế nào?

An ninh trật tự là gì?

An ninh trật tự là thành quả của trạng thái xã hội ổn định, bền vững phát triển kinh tế-xã hội Quốc gia, đồng thời cũng được quản lý và điều chỉnh bởi những hệ thống quy phạm được kết hợp từ pháp luật, chính trị và đạo đức. Và cũng chính trạng thái xã hội mà tất cả mọi người đều mong muốn có được. Thực tế thì trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị cũng chính là hai bộ phận nòng cốt và chủ yếu của an ninh của một quốc gia, nắm giữ nhiều mối liên hệ mật thiết với chất lượng cuộc sống của nhân dân.

An ninh trật tự là gì?
An ninh trật tự là gì?

Là những biểu hiện của sự ổn định, duy trì và phát triển trật tự và bảo vệ đất nước trong chế độ xã hội trong đất nước. Đồng thời sẽ giúp cho nhân dân có thể sống trong môi trường hòa bình, văn minh, an toàn, bình yên và thoát khỏi được các mối đe dọa của những đối tượng xấu.

Ngoài ra trật tự an toàn xã hội cũng có thể chuyển hóa được thành vấn đề an ninh chính trị cùng với những thế lực thù địch hoặc đối tượng phản động sẽ luôn tìm kiếm cách để có thể lợi dụng các vấn đề về an ninh trật tự để tuyên truyền, thổi phồng những điều không có thật để kích động, chuyển hóa thành các vấn đề an ninh chính trị. Do vậy yếu tố an ninh trật tự cũng chính là tiền đề quan trọng để phát triển đất nước. Chính vì vậy mà Nhà nước thường xuyên đưa ra những thay đổi, bổ sung để nâng cao được tình hình an ninh trật tự quốc gia theo từng giai đoạn, nhằm mang lại cuộc sống tươi đẹp tối đa cho nhân dân.

An ninh là gì?

An ninh trước hết có thể hiểu là sự phát triển của một tập thể cộng đồng hay một xã hội có kỷ cương, tổ chức hợp lý mạnh mẽ, được phát triển dựa trên cơ sở quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm sự ổn định thường xuyên của xã hội.

An ninh được coi là một trong những vấn đề cấp bách và được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển tồn tại của đất nước. Muốn an ninh được ổn định đất nước phát triển thì phải càng chú tâm xây dựng và đưa ra những chính sách bảo vệ một cách hợp lý nhất.

Trật tự là gì?

Trật tự xã hội được hiểu theo nghĩa là những hoạt động góp phần làm ổn định và hài hòa, điều hành các mối quan hệ thành phần trong một cộng đồng, tập thể xã hội.

Trật tự là gì?
Trật tự là gì?

Trật tự xã hội giúp cho một đất nước duy trì được sự phát triển xã hội và đảm bảo những cơ chế và thiết chế cho việc quản lý của một đất nước. Trật tự xã hội là một trong những biểu hiện của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà tất cả mọi người đều có sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách hiệu quả, không cần phụ thuộc quá nhiều về các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường.

Anh ninh trật tự tiếng Anh là Security. 

An ninh trật tự là một trong những cách ngắn gọn và viết tắt của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Là biểu hiện nhằm duy trì trật tự và bảo vệ đất nước khỏi những mối đe dọa, đồng thời đem lại sự bình yên và giải quyết những bất đồng mâu thuẫn trong xã hội hiện nay.

An ninh trật tự vừa là cơ sở, vừa là nền tảng để phát triển một đất nước giàu mạnh. Do vậy mỗi chính quyền nhà nước cần có những thay đổi, bổ sung phát triển an ninh trật tự một cách bền vững và tốt đẹp nhất.

Nội dung quản lý nhà nước về phương án bảo vệ an ninh trật tự:

Phương án bảo vệ an ninh trật tự và an ninh xã hội là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Bảo vệ an ninh gắn liền với đấu tranh phòng, chống tội phạm;
  • Giữ gìn và đảm bảo an ninh trật tự nơi công cộng;
  • Đảm bảo an toàn xã hội, các vấn đề về an ninh giao thông;
  • Loại bỏ và bài trừ các tệ nạn xã hội ảnh hưởng vi phạm đến cộng đồng;

Phương án quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh trật tự:

  • Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia là quản lý các lĩnh vực an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng, quản lý dân tộc và tôn giáo, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý an ninh biên giới, bảo vệ lãnh tụ và bộ máy đầu
não của Đảng và Nhà nước, quản lý công tác tình báo.

Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia
Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia

Bảo vệ an ninh chính trị bao gồm bảo vệ chế độ chính trị, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự hoạt động an toàn và bình thường của hệ thống chính quyền nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, bảo vệ nhân dân và
cộng đồng dân cư trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.

Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối kế hoạch phát triển kinh tế đi đúng định hướng XHCN, bảo vệ sự hoạt động an toàn của mọi thành phần kinh tế theo đúng pháp luật, bảo vệ đội
ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tri thức, khoa học kỹ thuật, các nhà kinh doanh, không để nước ngoài dùng kinh tế lôi kéo mua chuộc gây tổn thất cho ta hoặc làm chệch hướng nền kinh tế XHCN.

Bảo vệ an ninh văn hóa – tư tưởng là bảo vệ sự trong sáng của hệ tư tưởng mà Đảng ta lựa chọn: bảo đảm cho xã hội yên ổn, lành mạnh, những giá trị đạo đức truyền thống được phát huy và bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân
tộc, ngăn chặn tác động của các trào lưu văn hóa phản động, độc hại xâm nhập vào nước ta.

Bảo vệ an ninh chính trị thông qua quản lý dân tộc và tôn giáo nhằm tăng cường đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

Trong quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia, quản lý xuất, nhập cảnh bao gồm nhiều nội dung, như quản lý xuất cảnh, quản lý cư trú đi lại của người nước ngoài và Việt kiều. Đây là những biện pháp quan trọng góp phần phòng
chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Trong điều kiện hiện nay, quản lý an ninh biên giới nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia đang được Đảng, Nhà nước đặt ra như là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Quản lý an ninh biên giới bao gồm quản lý biển đảo, tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia trên bình diện chính trị – văn hóa tư tưởng, lãnh thổ – tài nguyên, môi sinh, môi trường, chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới từ phía nước ngoài; góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng.

Một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia là bảo vệ các đồng chí lãnh đạo và bộ máy đầu não của Đảng, Nhà nước; bảo vệ an toàn các đoàn khách nước ngoài đến thăm Việt Nam.

  • Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội

Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm; phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội; trật tự an toàn giao thông; trật tự đô thị; trật tự công cộng; phòng cháy chữa cháy; giáo dục và cải tạo phạm nhân.

Phòng chống tội phạm ngày nay đã và đang đựợc coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các nhà nước. Nhà nước ta đã xác định rõ, quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng, vì tội phạm là nhân
tố nguy hiểm gây mất ổn định chính trị, xã hội. Phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và các cơ quan Nhà nước, trong đó ngành Công an giữ vai trò then chốt.

Phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay cũng đựợc Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết để phòng chống các tệ nạn xã hội, như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan…

Quản lý nhà nước về trật tự xã hội bao gồm nhiều nội dung, như đăng ký quản lý hộ khẩu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý con dấu…. nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tội phạm. Đây là các hoạt động quản lý hành chính được thực hiện hầu hết ở cơ quan nhà nước góp phần quan trọng để quản lý xã hội, đặc biệt là ở các địa bàn đô thị.

Quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng hiện nay đang là một lĩnh vực nóng bỏng, phức tạp được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm, như phòng chống tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm giao thông; quản lý trật tự đô thị trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.

Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy là một lĩnh vực quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội với nhiều nội dung, như tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa cháy nổ và trực tiếp xử lý, điều tra các vi phạm
phòng cháy, chữa cháy; tổ chức chữa cháy, tập trung phòng cháy ở các khu vực chợ, khu công nghiệp, khu dân cư và rừng.

Quản lý nhà nước về giáo dục, cải tạo phạm nhân gồm các nội dung: quản chế giam giữ phạm nhân, giáo dục cải tạo phạm nhân, tổ chức sản xuất lao động cho phạm nhân, cải tạo kẻ phạm tội thành người có ích cho xã hội.

Một số phương án, chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện bảo vệ quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội:

a) Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng; bảo vệ chặt chẽ an ninh chính trị nội bộ.

Xây dựng Đảng gắn với bảo vệ Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt của cách mạng nước ta. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động; chống biến chất, chống cục bộ, chống bè phái. Nâng cao tính giai cấp, tính tiên phong và tính chiến đấu của các tổ chức Đảng.

b) Bảo vệ vững chắc an ninh tư tưởng – văn hóa

An ninh – tư tưởng là bộ phận rất quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia, góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, nâng cao lòng tin và sự kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng phát triển
XHCN và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

c) Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ an ninh kinh tế

Tăng cường công tác an ninh phục vụ công tác phát triển kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia… Nhà nước cần xác định địa bàn và lĩnh vực khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư nước ngoài, bảo vệ sản xuất trong nước. Tiếp tục hội nhập, đa phương, đa dạng hóa các quan hệ để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, có bước đi và biện pháp thận trọng trong việc mở cửa thị trường, quản lý chặt chẽ các hình thức đầu tư gián tiếp. Cần giữ vững tư tưởng chỉ đạo là, có phát huy nội lực mới tiếp thu được ngoại lực, mở rộng kinh tế đối ngoại nhưng không để một lĩnh vực nào, một mặt trận kinh tế nào lệ thuộc vào nước ngoài.

d) Mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố an ninh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việc củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và phát triển của nước ta. Không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các nước Đông Nam Á; thực hiện các nguyên tắc hòa bình, hữu nghị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đối thoại về an ninh để xây dựng mối quan hệ tin cậy và duy trì sự ổn định chung.

e) Củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc

Không ngừng củng cố phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

f) Đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh biên giới, vùng biển, hải đảo và vùng trời của Tổ quốc.

Kết luận: Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, đề cao cảnh giác và ý thức trách nhiệm, sẵn sàng và chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, tạo môi trường xã hội ổn định bền vững để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Cách liên hệ với công ty Bảo vệ YUKI SEPRE24

Để liên hệ và làm việc tại Công ty Bảo vệ YUKI SEPRE24 rất đơn giản, mọi người chỉ cần thực hiện bốn bước theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Gọi điện tới Hotline 0985.314.330 – 028. 62572439 để yêu cầu tư vấn miễn phí. (Đường dây nóng hỗ trợ khách hàng 24/7 kể cả ngày nghỉ và ngày lễ)
  • Bước 2: Thống nhất hợp đồng, tiến hành ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai phía.
  • Bước 3: Triển khai hợp đồng

Công ty Bảo vệ YUKI SEPRE24 sẽ xây dựng và đưa cho khách hàng duyệt về phương án bảo vệ mục tiêu, cũng như nhân sự ở các vị trí. Sau khi có sự nhất trí với khách hàng, Bảo vệ YUKI SEPRE24 sẽ tiến hành triển khai bảo vệ mục tiêu theo thỏa thuận ban đầu.

  • Bước 4: Giữ kết nối và phối hợp

Tùy tình hình thực tế trong quá trình bảo vệ mục tiêu Công ty Bảo vệ YUKI SEPRE24 sẽ liên tục chăm sóc, bám sát để điều chỉnh các yếu tố chưa hợp lí trong quá trình tiến hành bảo vệ mục tiêu. Tất cả nỗ lực của chúng tôi nhằm không phụ sự tin tưởng của khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ Bảo vệ YUKI SEPRE24!