Cả nước có hơn 100.000 cửa hàng, 70% cần dùng bảo vệ. Như vậy, hàng ngày có khoảng 70.000 nhân viên bảo vệ cửa hàng. Với số lượng nhiều các cửa hàng như hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ cửa hàng là rất lớn. Các công ty dịch vụ bảo vệ sẽ cần phải chứng minh năng lực để làm dịch vụ bảo vệ cho các cửa hàng. Bài viết này xin chia sẻ về những công việc cần thiết của một bảo vệ cửa hàng phải làm.
Nhu cầu và mục đích sử dụng dịch vụ bảo vệ cửa hàng
Theo thống kê của Q&ME và ISAAC cùng với sự khảo sát thực tế của Bảo vệ Yuki Sepre24. Cả nước hiện có trên 100 ngàn các cửa hàng. Trong đó là những cửa hàng tư nhân truyền thống và chuỗi các cửa hàng. Chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Cửa hàng bách hóa, Hiệu thuốc. Siêu thị điện máy, Chuỗi cửa hàng điện thoại và linh kiện, Chuỗi cửa hàng thời trang. Cửa hàng cà phê/trà sữa, Cửa hàng mỹ phẩm. Cửa hàng dành cho Mẹ và Bé, Cửa hàng dành cho trẻ em/em bé … Hầu hết các cửa hàng nêu trên đều cần dùng bảo vệ cửa hàng. Trong đó khoảng 70% là dùng bảo vệ dịch vụ cho cửa hàng.
Như vậy có thể thấy rằng, hàng ngày có cả mấy chục nghìn nhân viên bảo vệ đang làm bảo vệ cho các cửa hàng. Trong số đó có các nhân viên đến từ dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cho cửa hàng. Câu hỏi đặt ra là bảo vệ cửa hàng là phải làm những gì? Phạm vi trách nhiệm của nhân viên bảo vệ cửa hàng? Phương án tốt nhất để bảo vệ an toàn cho cửa hàng là gì? .v.v. Tất cả đều có trong bài viết này của Bảo vệ Yuki Sepre24.
Mục đích thuê dịch vụ bảo vệ cửa hàng
Các chủ cửa hàng thuê dịch vụ bảo vệ với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng đại đa số có chung những mục đích như sau đây:
- Để giữ an ninh trật tự phía trước/trong cửa hàng.
- Chào đón khách đến với cửa hàng,
- Trông giữ phương tiện của khách.
- Kiểm soát các nhân viên bán hàng.
- Hỗ trợ cho cửa hàng trong những trường hợp khẩn cấp,
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại của Cửa hàng như xảy ra trộm, cướp .v.v
Phạm vi trách nhiệm của nhân viên dịch vụ bảo vệ cửa hàng
Phạm vi trách nhiệm của bảo vệ cửa hàng là đáp ứng đầy đủ mục đích sử dụng của chủ cửa hàng. Vì vậy, trong khi làm việc, các nhân viên bảo vệ cửa hàng phải chịu những trách nhiệm, như sau:
Giữ an ninh trật tự cho cửa hàng
Nhân viên dịch vụ bảo vệ cửa hàng phải chịu trách nhiệm đương đầu xử lý các vấn đề về an ninh trong phạm vi từ bên trong cửa hàng, ra đến phía trước cửa hàng. Bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ khu vực hành lang, vỉa hè, lòng, lề đường thuộc phạm vi của cửa hàng. Chủ động đứng quan sát, phát hiện, phòng ngừa và xử lý tất cả những trường hợp quấy rối, quấy phá … làm ảnh hưởng đến hoạt động cửa hàng. Không để những người lạ, những người bán hàng rong dừng, đỗ ở cửa hàng gây cản trở, ách tắc phía trước cửa hàng. Phòng ngừa, và ngăn chặn kẻ gian tiếp cận cửa hàng để trộm cắp tài sản.
An ninh bên trong cửa hàng có thể là sự mâu thuẫn giữa các nhân viên bán hàng. Đôi lúc cũng xảy ra những sự làm phiền, gây gổ hoặc quá khích từ khách mua hàng đến nhân viên bán hàng.
Khi phát hiện ra sự vụ liên quan đến an ninh trật tự cho cửa hàng. Các nhân viên bảo vệ phải chủ động ứng phó và xử lý sự việc. Phương pháp xử lý là chủ động hoặc phối hợp với nhân viên bán hàng, công an địa phương
Chào đón khách đến với cửa hàng
Chào đón khách đến với cửa hàng là một những nhiệm vụ rất quan trọng của dịch vụ bảo vệ cửa hàng. Nếu bảo vệ mà đến từ các công ty dịch vụ bảo vệ thì chất lượng dịch vụ chính là thể hiện trong điểm này. Để làm tốt nhiệm vụ này, nhân viên bảo vệ phải nhanh nhẹn, nhiệt tình, trách nhiệm. Bảo vệ cửa hàng phải biết tiết chế và kiểm soát cảm xúc của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào khi gặp khách đến đều phải vui vẻ cúi đầu chào hỏi và nhiệt tình hướng dẫn cho khách.
Một số công ty dịch vụ bảo vệ cửa hàng đưa quy trình 3C vào nhiệm vụ này – đó chính là “Chủ động – Cười chào – Cảm ơn”. Thực tế cho thấy bảo vệ cửa hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chào mời khách. Khách sẽ cảm thấy có ấn tượng tốt với cửa hàng khi gặp một bảo vệ nhiệt tình, trách nhiệm, vui vẻ. Ngược lại những nhân viên bảo vệ có ngoại hình và có thái độ không tốt sẽ tạo ra những ấn tượng xấu với khách đến mua hàng.
Trông giữ phương tiện của khách.
Phương tiện của khách đến cửa hàng có thể là xe ô tô hoặc xe gắn máy. Trong đó xe gắn máy là nhiều bởi đó là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam. Nhân viên dịch vụ bảo vệ cửa hàng phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các xe này.
Bạn phải chủ động đón nhận xe của khách. Sắp xếp xe gọn gàng, ngăn nắp. Khi khách ra chủ động lấy xe ra trả lại xe cho khách một cách lịch sự, trân trọng. Mọi trầy xước mất mát, hư hỏng xe của khách, nhân viên bảo vệ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách.
Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ kho xưởng
Kiểm soát các nhân viên bán hàng
Tùy theo yêu cầu của chủ cửa hàng mà bảo vệ cửa hàng có thể phải kiểm soát nội quy cửa hàng đối với nhân viên bán hàng. Thông thường là kiểm soát giờ giấc làm việc, giờ nghỉ ngơi, thời gian đến, thời gian ra về và thậm chí cả thái độ làm việc của nhân viên bán hàng. Một số cửa hàng còn yêu cầu bảo vệ phải kiểm tra nhân viên bán hàng trước khi rời cửa hàng ra về để đảm bảo không có hàng hóa tài sản của cửa hàng được cất giấu trong người phương tiện của nhân viên bán hàng.
Một số yêu cầu khác như kiểm soát hàng hóa xuất nhập tại cửa hàng. Kiểm soát các nhà thầu hoạt động tại cửa hàng. Kiểm soát các chỉ số tiêu thụ điện năng, nhiên liệu
Hỗ trợ cho cửa hàng trong những trường hợp khẩn cấp,
Nhân viên dịch vụ bảo vệ cửa hàng được coi là người có sức mạnh và có nghiệp vụ để sẵn sàng ứng phó với những trường hợp khẩn cấp xảy ra. Trường hợp khẩn cấp có thể là những sự cố về hỏa hoạn, cháy, nổ … hay những sự vụ như cướp, gây rối, hành hung, mâu thuẫn … Khi có những sự cố, sự vụ nêu trên nhân viên bảo vệ sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý và giải quyết sự việc, sự vụ
Chịu trách nhiệm về những thiệt hại của cửa hàng
Vai trò của bảo vệ là đảm bảo về an ninh trật tự cửa hàng, an toàn về hàng hóa, tài sản cửa hàng. Chính vì vậy khi có bất cứ thiệt hại nào xảy ra đối với cửa hàng như mất mát xe máy, trầu xước ô tô. Những sự cố sự vụ an ninh khác mà nhân viên bảo vệ do lơ là chủ quan … thì nhân viên bảo vệ cửa hàng hoặc công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ cho cửa hàng phải là người chịu trách nhiệm với chủ cửa hàng.
Đây cũng chính là lý do mà các chủ cửa hàng thường thuê dịch vụ bảo vệ để giảm bớt hoặc chia sẻ những rủi ro xảy ra nếu có. Trên thực tế đây là một một trách nhiệm đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.